Bài khái niệm chung

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ VẼ ĐIỆN

 

1.1 Khái quát chung về bản vẽ điện

Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của ngành điện nói chung và của người thợ điện công nghiệp nói riêng.

Để thực hiện được một bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm của ngành nghề.

         Đây là tiền đề tối cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêu chuẩn hiện hành.

1.2 Qui ước trình bày bản vẽ điện

1.2.1.Vật liệu dụng cụ vẽ

a.                 Giấy vẽ: Trong vẽ điện thường sử dụng các loại giấy vẽ sau đây:

-       Giấy vẽ tinh, Giấy bóng mờ, Giấy kẻ ô li.

b.                Bút chì:

-       H: Loại cứng: từ 1H, 2H, 3H ... đến 9H. Loại này thường dùng để vẽ những đường có yêu cầu độ sắc nét cao.

-       HB: Loại có độ cứng trung bình, loại này thường sử dụng do độ cứng vừa phải và tạo được độ đậm cần thiết cho nét vẽ.

-       B: Loại mềm: từ 1B, 2B, 3B ... đến 9B. Loại này thường dùng để vẽ những đường có yêu cầu độ đậm cao. Khi sử dụng lưu ý để tránh bụi chì làm bẩn bản vẽ.

c.                  Thước vẽ: Trong vẽ điện, sử dụng các loại thước sau đây:

Thước dẹt

Thước chữ T

Thước rập tròn

 Eke

d.                Các công cụ khác: Compa, tẩy, khăn lau, băng dính…

 

1.2.2 Khổ giấy: Khổ giấy là kích thước qui định của bản vẽ. Theo TCVN khổ giấy được ký hiệu bằng 2 số liền nhau

Ký hiệu khổ giấy

44

24

22

12

11

Kích thước các cạnh của khổ giấy  (mm)

1189×841

594×841

594×420

297×420

297×210

Ký hiệu của tờ giấy tương ứng

A0

A1

A2

A3

A4

 

*Quan hệ giữa các khổ giấy như sau:

 

Text Box: 841 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 1.1: Quan hệ các khổ giấy

1.2.3. Khung tên

Text Box: 5Text Box: 5Khung tên trong bản vẽ được đặt ở góc phải, phía dưới của bản vẽ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1.2: Khung tên

a.     Thành phần và kích thước khung tên

Khung tên trong bản vẽ điện có 2 tiêu chuẩn khác nhau ứng với các khổ giấy như sau:

-         Với khổ giấy A2, A3, A4: Nội dung và kích thước khung tên như hình 1.3.

-         Với khổ giấy A1, A0: Nội dung và kích thước khung tên như hình 1.4.

b.     Chữ viết trong khung tên

          Chữ viết trong khung tên được qui ước như sau:

-         Tên trường: Chữ IN HOA h = 5mm (h là chiều cao của chữ).

-         Tên khoa: Chữ IN HOA h = 2,5mm.

-         Tên bản vẽ: Chữ IN HOA h = (7 – 10)mm.

-         Các mục còn lại: Có thể sử dụng chữ hoa hoặc chữ thường h = 2,5mm.

Text Box: 30Text Box: 10Text Box: 10Text Box: 10Text Box: 10Text Box: 10Text Box: 10Text Box: 10Text Box: 10
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


1.2.4. Chữ viết trong bản vẽ

Chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chuẩn nhà nước qui định cách viết chữ và số trên bản vẽ như sau

Khổ chữ : là chiều cao của chữ hoa, tính bằng (mm). Khổ chữ qui định là : 1.8 ; 2.5 ; …

Kiểu chữ (kiểu chữ A và kiểu B): gồm có chữ đứng và chữ nghiêng.

-Kiểu chữ A đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)

-Kiểu chữ A nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)

-Kiểu chữ B đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/10h)

-Kiểu chữ B nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)

1.2.5. Đường nét

v Nét liền đậm : cạnh thấy, đường bao thấy.

v Nét đứt : cạnh khuất, đường bao khuất.

v Nét chấm gạch : đường trục, đường tâm.

v Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau.

 

Tên gọi

Hình dáng

Ứng dụng cơ bản

Nét liền đậm Bề rộng s

-Khung bản vẽ, khung tên.

-Cạnh thấy, đường bao thấy.

Nét liền mảnh Bề rộng s/3

 

-Đường dóng, đường dẫn, đường kích thước.

-Đường gạch gạch trên mặt.

-Đường bao mặt cắt chập

-Đường tâm ngắn.

-Đường thân mũi tên chỉ hướng.

Nét đứt Bề rộng s/2

 

-Cạnh khuất, đường bao khuất.

Nét gạch chấm mảnh

-   Trục đối xứng

-   Đường tâm của vòng tròn

Nét lượn sóng

-   Đường cắt lìa hình biểu diển

-   Đường phân cách giữa hình cắt và hình chiếu khi không dùng trục đối xứng làm trục phân cách

 

Qui tắc vẽ: Khi hai nét vẽ trùng nhau, thứ tự ưu tiên :

ü Nét liền đậm: Cạnh thấy, đường bao thấy.

ü Nét đứt: Cạnh khuất, đường bao khuất.

ü Nét chấm gạch: Đường trục, đường tâm.

ü Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau.

1.2.6. Cách ghi kích thước.

·        Đường dóng ( đường nối): Vẽ nét liền mảnh và vuông góc với đường bao

·        Đường ghi kích thước: Vẽ bằng nét mảnh song song với đường bao và cách đường bao từ 7-10mm

·     Mũi tên: Nằm trên đường ghi kích thước, đầu mũi tên vừa chạm sát vào đường gióng , mũi tên phải nhọn và thon

·     Ngyên tắc ghi kích thước: Nguyên tắc chung, số ghi độ lớn không phụ thuộc độ lớn của hình vẽ, đơn vị thống nhất là mm (không cần ghi đơn vị trên bản vẽ), đơn vị góc là độ

*Cách ghi kích thước:

              Trên bản vẽ: kích thước chỉ được phép ghi 1 lần

              Đối với bản vẽ có hình nhỏ, thiếu chổ ghi kích thước cho phép kéo dài đường ghi kích thước, con số kích thước ghi ở bên phải, mũi tên có thể ghi ở bên ngoài

              Con số kích thước: Ghi dọc theo đường kích thước và khoảng giữa và cách một đoạn khoản 1.5mm

              Hướng viết số kích thước phụ thuộc vào độ nhiêng đường ghi kích thước, đối với các góc có thể nằm ngang

              Để ghi kích thước một góc hay một cung, đường ghi kích thước là một cung tròn

              Đường tròn trước con số kích thước có ghi φ

              Cung  tròn trước con số kích thước có ghi R

1.2.7. Tỉ lệ bản vẽ

-      Tỉ lệ thu nhỏ: 1/2, 1/3,….1/100,…

-      Tỉ lệ nguyên: 1/1

-      Tỉ lệ phóng to: 2/1, 3/1,…. 100/1,..

1.2.8. Cách gấp bản vẽ.

ü Các bản vẽ thực hiện xong, cần phải gấp lại đưa vào tập hồ sơ lưu trữ để thuận tiện trong việc quản lý và sử dụng

ü Cách gấp bản vẽ phải tuân theo một trình tự và đúng kích thước đã cho sẵn, khi gấp phải đưa khung tên ra ngoài để khi sử dụng không bị lúng túng, và không mất thời thời gian tìm kiếm

2. Nội dung kiến thức kỹ năng yêu cầu 2: Các tiêu chuẩn bản vẽ điện

2.1 Tiêu chuẩn Việt Nam

Các ký hiệu điện được áp dụng theo TCVN 1613 – 75 đến 1639 – 75, các ký hiệu mặt bằng thể hiện theo TCVN 185 – 74. Theo TCVN bản vẽ thường được thể hiện ở dạng sơ đồ theo hàng ngang và các ký tự đi kèm luôn là các ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

Hình 1.5: Sơ đồ điện theo tiêu chuẩn Việt Nam

 

Chú thích: CD: Cầu dao; CC: Cầu chì; K: Công tắc; Đ: Đèn; OC: Ổ cắm điện;


2.2 Tiêu chuẩn Quốc Tế                 

Trong IEC, ký tự đi kèm theo ký hiệu điện thường dùng là ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh và sơ đồ thường được thể hiện theo cột dọc

Chú thích: SW (source switch): Cầu dao; F (fuse): Cầu chì;

            S (Switch): Công tắc; L (Lamp; Load): Đèn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu hỏi 1.     Nêu công dụng và mô tả cách sử dụng các loại dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện bản vẽ điện.

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Vật liệu dụng cụ vẽ

Câu hỏi 2.     Nêu kích thước các khổ giấy vẽ A3 và A4?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết khổ giấy 

Câu hỏi 3.     Giấy vẽ khổ A0 thì có thể chia ra được bao nhiêu giấy vẽ có khổ A1, A2, A3, A4?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết khổ giấy ở trên

Câu hỏi 4.     Cho biết kích thước và nội dung của khung tên được dùng trong bản vẽ khổ A3, A4?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết khổ giấy  Khung tên

Câu hỏi 5.     Cho biết kích thước và nội dung của khung tên được dùng trong bản vẽ khổ A0, A1?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Khung tên

Câu hỏi 6.     Cho biết qui ước về chữ viết dùng trong bản vẽ điện?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Chữ viết trong bản vẽ

Câu hỏi 7.     Trong bản vẽ điện có mấy loại đường nét? Đặc điểm của từng đường nét?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Đường nét

Câu hỏi 8.     Cho biết cách ghi kích thước đối với đoạn thẳng, đường cong trong bản vẽ điện?

Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Cách ghi kích thước

Ngày:20/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM