Máy điện và truyền động điện - chương 2 Máy Biến Áp

I.                   KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP (MBA)

1.      Khái niệm chung

Để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp cao xuống điện áp thấp, hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp cao, người ta dùng MBA. Ngày nay do việc sử dụng điện năng phát triển rất rộng rãi nên có những loại MBA khác nhau: MBA 1pha, 2 pha, 3pha,..nhưng chúng dựa trên 1 nguyên lý, đó là nguyên lý cảm ứng điện từ.

2.      Định nghĩa

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, nguyên lý làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều từ điện áp này thành hệ thống dòng điện xoay chiều điện áp khác nhưng có tần số không đổi.

+ Hệ thống đầu vào của MBA: U1; I1; f

+ Hệ thống đầu ra của MBA: U2; I2; f

                                                                                                           

                                                                                                                                        Hình 2.1.        Ký hiệu máy biến áp

+ Đầu vào của MBA nối với nguồn điện được gọi là cuộn sơ cấp (các đại lượng, thông số sơ cấp trong kí hiệu có ghi chỉ số 1: W1,U1,I1,..)

+ Đầu ra nối với tải gọi là cuộn thứ cấp (các đại lượng và thông số thứ cấp trong ký hiệu ghi số 2: W2, U2, I2,...)

3.      Phân loại máy biến áp

Có nhiều tiêu chí phân loại máy biến áp:

Ø  Theo loại dòng điện: Máy biến áp 1 pha, máy biến áp ba pha

Ø  Máy biến áp có ít nhất là hai cuộn dây:

·        Dây quấn nối với nguồn gọi là dây quấn sơ cấp.

·        Dây quấn nối với tải gọi là dây quấn thứ cấp.

·        Dây quấn nối với nguồn cao áp gọi là dây quấn cao áp.

·        Dây quấn nối với nguồn hạ áp gọi là dây quấn hạ áp.

Ø  Máy biến áp có điện áp sơ cấp lớn hơn điện áp thứ cấp gọi là máy biến áp giảm áp.

Ø  Máy biến áp có điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp tăng áp.

Ø  Máy biến áp có ba cuộn dây (1 cuộn sơ, 2 cuộn thứ)

Ø  Máy biến áp tự ngẫu. (ngoài liên hệ về từ còn liên hệ về điện)

Ø  Máy biến áp đặc biệt như máy biến áp hàn, máy biến áp đo lường, máy biến áp điều khiển.

4.      Vai trò của máy biến áp

Để dẫn điện từ Trạm phát điện đến hộ tiêu thụ cần có đường dây truyền tải.

                                                                                                                              Hình 2.2.        Sơ đồ truyền tải điện năng

Để truyền tải điện năng đi xa phải dùng các đường dây tải điện có điện áp cao để giảm tổn thất điện năng trên đường dây. (Điện áp mà các máy phát phát ra bị hạn chế bởi điều kiện cách điện của máy và thường là 1-21kV). Để tăng điện áp lên cao ta phải dùng máy biến áp.

Tại hộ tiêu thụ điện do không thể trực tiếp sử dụng điện áp cao, vì lý do an toàn phải hạ thấp điện áp xuống 6kv cho các động cơ công nghiệp hoặc 0,4kV, 220V cho các thiết bị điện dân dụng.

Để làm được hai điều trên cần phải dùng máy biến áp. Máy biến áp được sử dụng rộng rải trong kỹ thuật, máy biến áp làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối năng lượng.
...
Ngày:02/03/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM