Chương I: Cấu trúc và hoạt động của một hệ thống máy tính

Chương I: Cấu trúc và hoạt động của một hệ thống máy tính

1.2    Cấu trúc tổng quát của máy tính điện tử
 Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng, nhưng một cách tổng quát, máy tính điện tử là một hệ xử lý thông tin tự động gồm 2 phần chính: phần cứngphần mềm.

 1.2.1     Phần cứng

 1.2.1.1  Máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh

 Mặc dù các máy tính có kích cỡ và hình dạng khác nhau, nhưng các thành phần cơ bản cần thiết để hoàn thành chu trình xử lý thông tin phải có mặt trong đó. Ngoài máy vi tính (microcomputers) như máy tính để bàn và máy tính xách tay và các thiết bị di động mà chúng ta quen thuộc, cũng có máy tính đặc biệt bao gồm máy chủ (server), máy tính lớn (mainframes), siêu máy tính (supercomputers), và máy tính nhúng (embedded computers).
 Máy vi tính (microcomputers) được phân loại như các máy tính nhỏ, rẻ tiền được thiết kế để sử dụng cá nhân và là các máy tính mà hầu hết mọi người thường sử dụng. Các máy vi tính trong phạm vi thể loại microcomputer có kích thước từ hệ thống máy tính để bàn lớn tới các thiết bị cầm tay phù hợp trong túi. Một số loại phổ biến nhất của máy vi tính bao gồm máy tính để bàn (Desktop computers), máy tính xách tay (Notebook computers), máy tính bảng (Tablet computers), các thiết bị di động (Mobile devices).


1.2.1.1.1 Máy tính để bàn (Desktop computers)

 

Máy tính để bàn là các máy tính đặt trên bàn làm việc, sàn nhà hoặc trên một bề mặt bằng phẳng và có bàn phím, chuột, màn hình, và các phần thiết bị khác có thể tháo rời. Máy tính để bàn thường rơi vào hai loại chính: máy tính cá nhân hoặc máy tính Mac. Các tính cá nhân (personal computer -PC), ban đầu được gọi là IBM máy tính cá nhân, hiện nay được sản xuất bởi một loạt các công ty bao gồm Hewlett-Packard, Dell và Gateway, … Các máy tính Apple Macintosh, nay được gọi là Mac, có thể thực hiện các chức năng tương tự như PC. Người dùng máy tính có thời gian dài tranh luận là PC tốt hơn hay Mac. Cả hai loại máy tính đều có những ưu điểm và khuyết điểm, nhưng trong thực tế, cả hai là các hệ thống tốt và sự lựa chọn tùy theo sở thích cá nhân. Sự khác biệt chính giữa mát tính PC và máy tính Mac liên quan đến các bộ vi xử lý và hệ điều hành sử dụng khác nhau. Máy tính PC thường được sử dụng trong môi trường hệ điều hành Microsoft Windows và Mac sử dụng hệ điều hành Mac. Máy tính PC có thị phần lớn hơn trong số người sử dụng máy tính và trong thị phần kinh doanh, trong khi máy tính Mac thì nổi tiếng với các chuyên gia thiết kế đồ họa.

 

1.2.1.1.2 Máy tính xách tay (Notebook computers)

 

Máy tính xách tay cho phép người dùng có thể mang xách được, làm cho thông tin của họ lưu động. Thuật ngữ ban đầu là “Laptop” và dần dần được thay thế bằng thực ngữ "Notebook". Máy tính xách tay được thiết kế để lưu động và bao gồm một pin sạc để cung cấp điện, cho phép chúng được sử dụng trong các địa điểm khác nhau. Máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ bản của một máy tính cá nhân thông thường, nó thường được tích hợp một màn hình hiển thị, một bàn phím, một loa nhỏ, một thiết bị trỏ chuột (như touchpad hoặc trackpad), các cổng nối kết. Máy tính xách tay cũng có thể kết nối tới các thiết bị rời để sử dụng thoải mái hơn.

 1.2.1.1.3 Máy tính bảng (Tablet computers)

 Máy tính bảng thường nhẹ và nhỏ hơn máy tính xách tay. Nó là một loại thiết bị di động được tích hợp một màn hình cảm ứng phẳng và chủ yếu hoạt động bằng cách chạm vào màn hình. Không có bàn phím vật lý được đặt vào nó và thường sử dụng một bàn phím ảo trên màn hình hoặc một cây bút kỹ thuật số. Thường, máy tính bảng không có tích hợp bàn phím nhưng nó có thẻ nối kết tới mạng không dây hoặc một bàn phím USB. Máy tính bảng có các nút vật lý cho các tính năng cơ bản như âm lượng loa và nguồn điện và các cổng cắm để truyền mạng, tai nghe và sạc pin.

 1.2.1.1.4 Các thiết bị di động (Mobile devices)

 Một thiết bị viễn thông điện tử, thường được gọi là một điện thoại di động. Điện thoại di động kết nối với một mạng lưới thông tin liên lạc không dây qua sóng radio hoặc truyền vệ tinh. Hầu hết các điện thoại di động cung cấp thông tin liên lạc bằng giọng nói, dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS), và điện thoại mới hơn cũng có thể cung cấp các dịch vụ Internet như duyệt web và e-mail.

                Điện thoại thông minh (smartphone) là điện thoại di động được xây dựng trên một hệ điều hành di động với nhiều khả năng tính toán cao cấp và kết nối hơn một tính năng điện thoại thông thường.

              Các thiết bị di động bao gồm thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (personal digital assistant – PDA), các máy tính cầm tay (handheld computer) và điện thoại thông minh (smartphone). Các thiết bị này bắt đầu được thay đổi kích thước và mục đích, nhưng tất cả các thiết bị này điều nhẹ và lưu động.

 

               Các PDAs ban đầu được thiết kế có chức năng như là một người quản lý thông tin cá nhân, cung cấp khả năng tính toán, lưu trữ thông tin và tìm kiếm cho cá nhân. Tiện dụng lưu giữ lịch trình và sổ thông tin địa chỉ. Ngày nay, PDA phần lớn được coi là lỗi thời với lựa chọn sử dụng phổ biến là các smartphone.

 Ngày nay các thiết bị di động mới, thường được là "thiết bị cầm tay", kết hợp các tính năng tốt nhất cho các thiết bị này như các tính năng sau:

 Cho phép người dùng nghe nhạc

Chức năng điện thoại tiềm năng: tin nhắn, cuộc gọi video, speakerphone

  Duyệt Web không dây (sử dụng 2G, 3G, 4G hoặc WiFi)

  Định vị vệ tinh GPS

 Các chức năng video camera

 Xem và chỉnh sửa ảnh và video

  Đọc ebook

 Tải ứng các dụng: game, các trình tiện ích, …


1.2.1.2  Phần cứng máy tính

 Phần cứng máy tính là tập hợp tất cả những phần vật lý mà chúng ta có thể chạm đến. Phần cứng bao gồm 3 phần chính (hình 1.4):

Bộ nhớ (Memory).
1.2.1.2.2 Bộ xử lý trung ương (CPU)

 

Bộ xử lý trung ương chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép tính. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi.

 

Khối điều khiển (CU: Control Unit): là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt.
Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit): bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...)
Các thanh ghi (Registers): Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính. Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động (cho các máy Pentium 4 trở lên) là 2.0 GHz, 2.2 GHz, ... hoặc cao hơn. Bộ vi xử lý lõi kép (dual-core) hoặc đa lõi (multicore) được sản xuất bởi Intel và AMD. Các CPU này có nhiều hơn một bộ xử lý (hai cho một lõi kép, nhiều hơn cho một đa lõi) trên một chip duy nhất. Sử dụng nhiều bộ vi xử lý có nhiều lợi thế hơn một đơn bộ xử lý CPU, trong đó có khả năng cải thiện đa nhiệm và hiệu suất hệ thống, tiêu thụ điện năng thấp hơn, giảm thiểu sử dụng tài nguyên hệ thống.

1.2.1.2.3 Bộ nhớ

 Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

 Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM :

                ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc thông tin, dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS: ROM-Basic Input/ Output System). Thông tin được ghi vào ROM không thể bị thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có điện.
RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có đặc điểm là nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng 2GB đến 16GB và có thể hơn nữa.

Bộ nhớ ngoài: là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có điện, dữ liệu lưu trên bộ nhớ ngoài vẫn tồn tại cho tới khi người sử dụng xóa hoặc ghi đè lên. Bộ nhớ ngoài có thể cất giữ và di chuyển độc lập với máy tính. Hiện nay có các loại bộ nhớ ngoài phổ biến như: (hình 1.6)

  Đĩa cứng (Hard Disk): phổ biến là đĩa cứng có dung lượng từ 40 GB tới 2 TB và lớn hơn nữa.

  Đĩa quang (Compact disk): loại 4.72 inch, là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh và thường được sử dụng trong các phương tiện đa truyền thông (multimedia). Có hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng khoảng 700 MB) và DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB).
  Các loại bộ nhớ ngoài khác: như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung lượng phổ biến là từ 2GB đến 8GB và lớn hơn nữa.
1.2.1.2.4 Các thiết bị xuất/ nhập

a.  Các thiết bị nhập

  Bàn phím (Keyboard, thiết bị nhập chuẩn): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau (hình 1.7).

Có thể chia làm 3 nhóm phím chính:

Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).

Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím như  (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về cuối)

Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số), CapsLock (tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị.

Nhấn phím tổ hợp: khi cần sử dụng phím tổ hợp, bạn cần nhấn và giữ phím tổ hợp điều khiển trước (Ctrl hoặc Alt hoặc Shift) sau đó bấm tiếp phím còn lại.

Tình trạng đèn báo sáng: Đôi khi người sử dụng không chú ý và vô tình bật các tính năng hỗ trợ, chẳng hạn chế độ gõ chữ hoa, chế độ gõ số, chế độ khóa thanh cuộn. Các tính năng này, khi bật lên có thể làm cho thao tác của người sử dụng gặp khó khăn. Do đó khi gặp điều lạ khi gõ các phím, hãy nhìn khu vực đèn báo tình trạng bàn phím trước tiên.
  Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó. Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn phím.

Hiện tại có 2 loại chuột thông dụng trên thị trường đối với các máy tính để bàn đó là chuột dùng bi và chuột dùng cảm biến quang. Các thành phần cơ bản của chuột máy tính như hình 1.8: (1) Nút nhấn trái (left button), (2) Bánh xe cuộn (Scroll wheel) và (3) Nút nhấn phải (right button). Tùy theo mục tiêu sử dụng mà có thể có thêm nhiều loại nút bấm khác được bố trí tại các vị trí khác nhau trên thân chuột
Các khái niệm thao tác với chuột

Bánh xe cuộn (Scroll wheel): cho phép người sử dụng di chuyển giữa các mục nội dung trải dài của chương trình và có tính năng tương tự thanh cuộn ở một số chương trình như Word, Chrome,…

Trỏ chuột (Point): trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả.

Nhấn chuột (Click): hành động này tương ứng với việc nhấn nút chuột một lần (áp dụng cho cả hai nút trái và phải).

Nhấn chuột phải (R_Click): điều này tương ứng với việc kích hoạt thực đơn ngữ cảnh của chương trình, hệ điều hành tại đối tượng/ nhóm đối tượng được chọn hoặc tại cửa sổ làm việc hay màn hình nền

Nhấn kép (D_Click): thao tác này ứng với việc bạn nhấn một nút chuột 2 lần liên tiếp. Nhấn kép chuột được hệ điều hành quy định tương đương với việc kích hoạt chương trình hoặc tính năng của chương trình.

Lựa chọn (Select): Để làm việc với một đối tượng, người sử dụng cần phải lựa chọn chúng, có 2

kiểu lựa chọn: lựa chọn một đối tượng và lựa chọn vùng chứa nhiều đối tượng.
Lựa chọn một đối tượng: Nhấn chuột trái vào đối tượng cần lựa chọn.

Lựa chọn vùng đối tượng: Nhấn chuột trái vào vùng chứa đối tượng (điểm bắt đầu nhấn phải là điểm nằm ngoài, không chồng lặp lên vùng đối tượng), giữ nguyên nhấn chuột và kéo chuột đến khi vùng lựa chọn bao phủ hết vùng cần chọn và thả chuột. Lúc này vùng được lựa chọn sẽ được kích hoạt bằng kiểu hiển thị khác (khác nhau tùy theo chương trình phần mềm). Để lựa chọn nhiều đối tượng không liên tiếp, cần kết hợp giữ phím Ctrl và nhấn chuột vào đối tượng cần chọn. Nhấn Shift đồng thời với sử dụng chuột để chọn sẽ giúp chọn nhiều đối tượng liên tiếp trong vùng.

Kéo thả (Drag): Hành động này tương ứng với việc bạn nhấn chuột trái vào đối tượng, giữ nguyên chuột và kéo đối tượng sang một khu vực khác hay đến một đối tượng khác. Nói chung tác vụ này được áp dụng để thực hiện nhiều loại hành động khác nhau di chuyển đối tượng, chọn khối văn bản, …..

Chú ý: Trong Windows các thao tác được thực hiện mặc nhiên với nút chuột trái, vì vậy để tránh lặp lại, khi nói Click (nhấn chuột) hoặc D_Click (nhấn đúp chuột) thì được ngầm hiểu đó là nút chuột trái. Khi nào cần thao tác với nút chuột phải sẽ mô tả rõ ràng.

  Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (image file).
  Cần điều khiển (Joystick): là một thiết bị đầu vào thường được sử dụng để điều khiển trò chơi video và công nghệ hỗ trợ. Joystick bao gồm một chân đế, một tay đòn (stick) với một hay nhiều nút nhấn có thể được di chuyển bất kỳ hướng nào.
  Webcam: viết tắt của 'web camera, là một máy quay phim kỹ thuật số được kết nối với một máy tính. Nó có thể gửi hình ảnh trực tiếp từ bất cứ nơi nào nó được bố trí tới vị trí khác bằng phương thức Internet. Nhiều màn hình máy tính để bàn và máy tính xách tay có gắn sẵn Webcam và micro, tuy nhiên, chúng ta có thể gắn thêm một webcam riêng. Có nhiều loại Webcam khác nhau. Một số được cắm vào máy tính thông qua cổng USB, một số khác là không dây (wireless).

b. Các thiết bị xuất

 

Thiết bị xuất cơ bản gồm các thiết bị sau: (hình 1.10)

 

               Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem. Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn hình. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”,17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel.

 

               Máy in (Printer): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu.

               Tốc độ của một máy in được đo bởi các đơn vị sau: cps (ký tự trên mỗi giây), LPS (dòng trên mỗi giây) hoặc ppm (số trang mỗi phút)

               Máy chiếu (Projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …

 

1.2.2     Phần mềm

 

1.2.2.1  Khái niệm phần mềm

 

Phần cứng máy tính bao gồm các thành phần vật lý của hệ thống. Tuy nhiên, chưa có phần mềm, máy tính sẽ chỉ là một tập hợp các bộ phận cơ khí. Phần mềm cung cấp các hướng dẫn cho máy tính phải làm gì. Để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, máy tính đòi hỏi một bộ các hướng dẫn, gọi là chương trình. Các chương trình này cho phép người dùng sử dụng máy tính mà không cần kỹ năng lập trình đặc biệt. Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần mềm, mặc dầu ta có thể hiển thị được chương trình trên màn hình. Có hai loại phần mềm máy tính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

 

1.2.2.2  Phần mềm hệ thống (Operating System Software)

 

Phần mềm hệ thống cung cấp các hướng dẫn mà máy tính cần phải thực hiện. Nó chứa các hướng dẫn cần thiết để khởi động máy tính (được biết đến như quá trình khởi động), kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đều trong làm việc tốt, và cho phép bạn giao tiếp máy tính và thiết bị ngoại vi của nó. Phần mềm hệ thống bao gồm hai loại chương trình chính: hệ điều hành (operating system) và các chương trình tiện ích (utility programs)

 

1.2.2.2.1 Hệ điều hành (operating system)

 

Hệ điều hành (OS) là một chương trình máy tính đặc biệt, nó có mặt trên tất cả các máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, từ máy tính lớn đến các thiết bị cầm tay thông minh. Các hệ điều hành điều khiển cách những máy tính làm việc từ khi nó được bật cho đến khi nó được tắt. Các hệ điều hành hệ thống quản lý các thành phần phần cứng khác nhau, bao gồm cả CPU, bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, và các thiết bị ngoại vi. Nó còn phối hợp với các ứng dụng phần mềm khác để các phần mềm này có thể được chạy. Phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay ở Việt nam là 3 hệ điều hành chính: Microsoft Windows, Mac OS, and Linux.

1.2.2.2.2 Chương trình tiện ích (utility programs)

 

Phần mềm hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất trên máy tính, vì máy tính không thể hoạt động được khi không có phần mềm hệ điều hành. Tuy nhiên, các chương trình tiện ích là một thành phần quan trọng của phần mềm hệ thống. Chương trình tiện ích là ứng dụng nhỏ xử lý nhiều nhiệm vụ quan trọng liên quan đến việc quản lý và bảo trì hệ thống của bạn. Chương trình tiện ích có thể được sử dụng để sao lưu các tập tin quan trọng, loại bỏ các tập tin hoặc các chương trình không mong muốn từ hệ thống của bạn, và lịch các tác vụ khác nhau để giữ cho hệ thống của bạn chạy mượt. Một số các tiện ích được bao gồm trong các hệ điều hành, hoặc một số tiện ích có phiên bản độc lập mà bạn có thể mua hoặc tải về miễn phí. Ví dụ, trên môi trường Windows. Một số tiện ích quản lý file như Win Zip để nén tập tin, tiện ích Aladdin Easy Uninstall 2.0 gỡ bỏ các ứng dụng không mong muốn. Các tiện ích chuẩn đoán và bảo trì hệ thống như Task Manager của Windows, Norton Ghost, Norton SystemWorks, …

 

1.2.2.3  Phần mềm ứng dụng (Application Software)

 

Phần mềm ứng dụng rất phong phú và đa dạng, bao gồm những chương trình được viết ra cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm tài chính, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, đồ họa, chơi games, …,

 

1.2.2.3.1 Phần mềm xử lý văn bản

 

Phần mềm xử lý văn bản được sử dụng để tạo, chỉnh sửa, định dạng, và lưu các tài liệu các định dạng tập tin văn bản khác nhau. Phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word cho phép bạn tạo hoặc chỉnh sửa văn bản, các báo cáo, một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tài liệu được tạo với phần mềm này cũng có thể bao gồm đồ họa, biểu đồ, và các yếu tố đồ họa khác. Microsoft Word, Lotus Lời Pro, và Corel WordPerfect là những ví dụ của các chương trình xử lý văn bản. Một số phần mềm xử lý văn bản mã nguồn mở như LibreOffice Writer, OpenOffice Writer.

 

1.2.2.3.2    Phần mềm bảng tính

 

Phần mềm bảng tính cho phép bạn thực hiện các tính toán và các tác vụ toán học khác. Tương tự như các tài liệu được sử dụng bởi các kế toán, bảng tính chứa dữ liệu nhập vào trong các cột và các hàng và cho phép bạn thực hiện các phép tính, phân tích, tạo biểu đồ và đồ thị. Một tiện ích quan trọng của phần mềm bảng tính là khả năng tính toán lại bảng tính mà không cần người dùng can thiệp. Khi dữ liệu được sử dụng trong một phép tính hoặc sửa công thức được thay đổi, phần mềm bảng tính tự động cập nhật các bảng tính với kết quả đúng. Microsoft Excel, Lotus 1-2-3, và Corel Quattro Pro là những ví dụ của các chương trình bảng tính. Một số phần mềm xử lý văn bản mã nguồn mở như LibreOffice Calc, OpenOffice Calc.

 

1.2.2.3.3 Phần mềm cơ sở dữ liệu

 

Cơ sở dữ liệu được sử dụng để lưu trữ và tổ chức một lượng lớn dữ liệu. Thông thường, phần mềm cơ sở dữ liệu có thể được sử dụng để quản lý các loại thông tin khác nhau như hàng tồn kho, lịch sử đặt hàng, và lập hoá đơn. Cơ sở dữ liệu giúp bạn nhập, lưu trữ, sắp xếp, lọc, lấy, và tóm tắt các thông tin và sau đó tạo ra các báo cáo có ý nghĩa. Chương trình cơ sở dữ liệu phổ biến như Microsoft Access, Lotus Approach, và Corel Paradox.

 

1.2.2.3.4 Phần mềm trình chiếu

 

Phần mềm này được sử dụng để tạo các bài thuyết trình đồ họa, được gọi là slide show, nó có thể được chiếu lớn bằng phương tiện như máy chiếu hoặc hiển thị trên Web. Phần mềm trình chiếu cũng được sử dụng để tạo ra các tài liệu phân phát cho khán giả (handout), những ghi chú cho người thuyết trình và các tài liệu

1.2.2.3.5 Phần mềm thương mại

 

Phần mềm thương mại là bất cứ phần mềm hoặc chương trình được thiết kế và phát triển cho việc cấp phép hoặc bán cho người dùng cuối hoặc phục vụ mục đích thương mại. Phần mềm thương mại đã từng được coi là phần mềm thuộc quyền sở hữu, nhưng hiện nay một số ứng dụng phần mềm miễn phí và mã nguồn mở được cấp phép hoặc bán cho người dùng cuối. Các sản phẩm của Microsoft như các hệ điều hành Windows và MS Office là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm thương mại.

1.2.2.3.6 Phần mềm nguồn mở

 

Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn mà ai cũng có thể sử dụng, nghiên cứu và đặc biệt là sửa đổi và nâng cao. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng chương trình cho mục đích nào đó; không có lệ phí cấp giấy phép hoặc hạn chế khác về phần mềm. Các nhà phát triển phần mềm tại cùng một thời điểm ủy quyền hợp pháp cho bất kỳ sửa đổi và họ phân phối nguồn của phần mềm để đưa các nhà phát triển khác trong một điều kiện dễ dàng chỉnh sửa nó. Có điều kiện giấy phép gắn liền với phần mềm miễn phí này, ví dụ bạn không tự thể bán nó và nếu bạn thay đổi mã nguồn và cho ra phiên bản mới, phiên bản của bạn phải miễn phí. Ví dụ phần mềm nguồn mở điển hình nhất là hệ điều hành Linux.








Ngày:26/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM